Du Lịch Miền Tây Nam Bộ | Tổng Quan Miền Tây Sông Nước Nam Bộ

Áo bà ba trang phục miền tây

Miền Tây Nam Bộ hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long,hoặc nói ngắn gọn là miền Tây thì người dân Việt Nam cũng có thể hiểu được. Với cảnh quan thanh bình đặc trưng của vùng quê Việt Nam cùng với những người dân hiền lành, nhân hậu, thật thà, chất phát đã tạo nên một nét riêng biệt đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ này. Hãy cùng Tour Miền Tây Nam Bộ khám phá tổng quan về miền Tây sông nước nhé!

Tổng Quan Về Các Tỉnh Miền Tây

Vị Trí Đại Lý, Tự Nhiên Miền Tây

Các tỉnh miền Tây có diện tích 40,6 nghìn km2 chiếm 12,3 diện tích cả nước, vùng bờ biển kéo dài đế 700km tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển. Được hình thành, tích tụ từ phù sa đã góp phần góp đồng bằng sông Cửa Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Hiện nay là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Miền Tây Nam Bộ có vị trí địa lý nằm liền kề vùng Đông Nam bộ, phía Bắc giáp với Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông, Đông Nam giáp với Biển Đông.

Tự nhiên miền tây tour nam bộ

Miền Tây Nam bộ cũng sở hữu đường bờ biển kéo dài chạy dọc theo các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Ngoài ra còn bao gồm các đảo và quần đảo lớn nhỏ như là đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai.

Các tỉnh miền Tây có tất cả 13 tỉnh là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cà Mau. Các thành miền Tây cũng là các địa điểm du lịch miền Tây vô cùng hấp dẫn dành cho các khách du lịch muốn khám phá thiên đường nhiệt đới tại cực Nam Tổ quốc.

Hệ Thống Sông Ngòi, Kênh Rạch

Quan sát trên bản đồ, chúng ta có thể thấy rằng khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng thấp và là một vùng đồng bằng ngập nước, có rất nhiều con sông lớn nhỏ, được giới hạn trong phạm vi bởi các dòng sông, kênh, rạch chảy trong lãnh thổ của Việt Nam. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố khá đồng đều ở các tỉnh thành. Mực nước của các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long có mực nước lên xuống theo mùa.

Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt du lịch nam bộ

Có được hệ thống kênh rạch chằng chịt bao gồm các sông lớn nhỏ như sông Cửu Long, sông Tiền, sông Hậu, sông Hàm Luông, Vàm Cỏ Đông, Vàm cỏ Tây… nên nơi đây phù sa rất là màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

Sự dày đặc của sông ngòi kênh rạch đã giúp đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác phát triển loại hình du lịch đường sông, biển đảo. Với hệ sinh thái đa dạng, kết hợp với tinh hoa, lịch sử cộng đồng đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo. Nếu du khách chọn cho mình một tour du lịch đi miền Tây thì sẽ thấy rõ các sản phẩm du lịch gắn liền với hệ sinh thái miệt vườn, sông nước.

Thời Tiết, Khí Hậu Miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ có khí hậu ổn định và ôn hòa quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng 28 độ C. Thời tiết ở đây cũng mưa thuận gió hòa quanh năm và ít bị ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai…

Khí hậu miền tây nam bộ

Ở đây, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra, ở miền Tây còn có một mùa gọi là mùa nước nổi. Theo kinh nghiệm đi tour du lịch miền Tây, đây là thời điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến du lịch khám phá miền Tây sông nước. Giai đoạn này bắt đầu vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm tùy từng tỉnh và tùy từng năm.

Kinh Tế Của Miền Tây

Kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long đang rất phát triển, là một vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước, là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới, thủy sản chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long đang nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư phát triển điểm đến, khai thác tài nguyên du lịch đã có, xây dựng những điểm mới, sản phẩm mới để phục vụ khách du lịch, cũng như tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Kinh tế miền tây nam bộ

Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo, du lịch MICE. Tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của khu vực dịch vụ. Du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp một phần rất lớn nhằm phát triển kinh tế của vùng.

Hiện nay, các tour du lịch đi miền Tây rất phổ biến, được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm , tìm hiểu và lựa chọn để khám phá vùng đất mới này. Hãy chọn cho mình một tour du lịch đi miền Tây để thấy hết được vẻ đẹp của nó nhé.

Tổng Quan Về Con Người Miền Tây

Như chúng ta được biết, vùng đất Tây Nam Bộ trước khi có sự khai phá của những người dân đến từ miền Trung và một ít cư dân người Bắc thì vùng đất này chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu. Tất cả mọi người đều hết lòng vì việc nghĩa. Điều này đã hình thành nên tính cách “trọng nghĩa khinh tài” ở trong con người họ.

Bởi họ ý thức được rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, nếu họ chia rẽ thì sẽ chết. Tinh thân đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp họ sẻ chia công việc với nhau, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau mà còn hỗ trợ lẫn nhau cùng chống lại những khắc nghiệt của thiên nhiên.

Dân Cư

Tổng số dân của các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào khoảng 17 triệu người, chiếm 19% tổng dân số cả nước. Dân cư ở đâu đa số là người Kinh, ngoài ra còn một phần dân số khá lớn nữa là người Hoa, Khmer và Chăm… Gần đây, dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm do di cư đi sang các nơi khác. Người Hoa thường tập trung nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Còn người Chăm thường sống ở An Giang. Và người Khmer thì tập trung nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng…

Con người miền tây nam bộ

Mật độ dân cư ở đây phân bố không đồng đều, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với cả nước. Nhưng có một nguồn lao động dồi dào.

Tín Ngưỡng, Tôn Giáo

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo tín ngưỡng với truyền thống văn hóa từ lâu đời. Mỗi vùng miền đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Góp phần làm phong phú đa dạng và biến đổi trong văn hóa Việt về tín ngưỡng, Tổ tiên người Việt ở Nam bộ đã tạo nên những sắc thái riêng biệt của văn hóa tín ngưỡng trong vùng. Tín ngưỡng của nhân dân Nam Bộ cũng do những quá trình đi tìm miền đất hứa của những lưu dân Đàng Trong xuôi Nam tiếp tục phát huy truyền thống Văn hóa Việt và tạo ra những sắc thái riêng biệt của văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ.

Tôn giáo miền tây

Với đặc điểm sinh thái địa lí vừa thuận lợi vừa khó khăn của vùng đất Miền Nam, quá trình đấu tranh cho cuộc sống mới đã để lại những dấu ấn riêng. Trong đời sống văn hóa và tâm linh của những lưu dân người Việt vừa kế thừa và phát huy những tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam trước đó như: Kito giáo, Phật giáo, Hồi giáo… vừa góp phần tạo nên một bản sắc Nam Bộ mà đặc biệt là sự hình thành những tôn giáo bản địa

Trang Phục

Về trang phục của những con người vùng đất Nam Bộ bên cạnh người kinh quen với đồng án, lúa nước lại chọn khăn rằn quấn cổ và áo nâu sòng, quần đen thanh thoát trên những đồng lúa hay trên sông nước ngày xưa. Đặc biệt là chiếc áo bà ba là nét đặc trưng của người kinh ở Sài Gòn xưa và Đồng bằng sông Cửu Long. nó tạo thành nét đẹp duyên dáng đậm đà của người dân Nam Bộ xưa và nét đẹp đó còn tồn tại đến tận ngày nay.

Áo bà ba trang phục miền tây

Giữa quê hương miền Nam hai mùa mưa nắng, không biết tự bao giờ chiếc áo bà ba hiện hữu, đồng hành với người phụ nữ Nam bộ như một thứ y phục đặc trưng cho tính cách thuần hậu, dịu dàng của họ. Dường như khi nhìn những đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba, ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ im lặng ký thác một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam bộ nói riêng.

Lối sống

Trong nhân gian còn lưu truyền câu “ăn mặn nói ngay” để nói tính cách của người miền Nam. Vì họ là những lưu dân đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình lênh đênh giữa sóng to gió lớn để chống lại giá rét, những cơn cuồng nộ của biển cả… buộc họ phải tìm cách bảo đảm mạng sống và sinh tồn.

Một đặc tính của người miền Nam là luôn chân tình, cởi mở và dễ hoà mình và hiếu khách.

Người miền Tây nổi tiếng là sống phóng khoáng, rộng rãi, tính tình xởi lởi và bụng dạ vô cùng thật thà. Họ nghĩ gì nói đó chứ không ưa vòng vo như người Bắc. Nếu ai đã từng tiếp xúc với người miền Tây sẽ rất yêu thích tính tình của họ, thật lòng và hoàn toàn không có tâm địa xấu xa. Người miền Tây là những người bạn chân thành và đúng nghĩa, rất đáng để giao lưu và kết bạn.

Người miền Tây trọng nghĩa tình, coi nhẹ tiền bạc, vật chất. Đối với họ chữ nghĩa còn quan trọng hơn cả tình. Họ quan niệm hết tình thì còn nghĩa.

Lối sống con người miền tây

Người miền Tây sông nước nổi tiếng hào hiệp, hiếu khách. Họ luôn sẵn lòng chào đón những người khách du lịch đến tá túc tại nhà. Họ niềm nở tiếp đón cơm rượu như người nhà ở xa mới về. Người miền Tây cũng có lối sống giản dị, mộc mạc và đơn giản, không cầu kỳ, lễ giáo như người miền Bắc.

Người miền Tây cũng sống thực tế, ít lo xa hơn dân các vùng khác. Họ ít sống tằn tiện, tiết kiệm. Họ chỉ làm đủ ăn, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, tới đâu hay tới đó. Tính cách này có lẽ một phần do thiên nhiên ở đây ưu đãi, mưa thuận gió hòa, ít bão lũ thiên tai và bản tính họ biết hài lòng với những gì đang có. Họ tuy không giàu nhưng lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc.

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến tour du lịch miền Tây của mình trong thời gian tới? Nếu chưa, hãy để công ty du lịch chuyên tour du lịch miền Tây – Tour Miền Tây Nam Bộ giúp bạn làm điều đó. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tổ chức, chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng bổ ích và lí thú khi đến đây.